PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

    Thực hiện công văn số 69/PGD&ĐT-VP về việc đôn đốc tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ trong tháng 4, tháng 5 năm 2016; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu hội HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trường tiểu học Hưng Long viết bài tuyên truyền về bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp như sau:

        Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng.

        Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 mới được ban hành. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

        Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tiến hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2016. Đây là sự kiện chính trị to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, được tổ chức trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước

+ Quyền hạn và chức năng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; 

14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

+ Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.

+ Vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

 Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

 Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.

+ Những tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu;

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm;

- Có điều kiện tham gia hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

        MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN NẮM VỮNG VÀ THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG CUỘC BẦU CỬ

        1. Về nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

        Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta:

        Phổ thông (hay còn gọi là phổ thông đầu phiếu), là nguyên tắc nhằm đảm bảo công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

        Nhà nước bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân trong ngày bầu cử: Ngày bầu cử là ngày chủ nhật 22 tháng 5 năm 2016, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử; các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức có liên quan; việc bỏ phiếu bắt đầu từ 07 giờ sáng đến 19 giờ trong ngày; công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử; danh sách những người ứng cử cũng được lập và được niêm yết công khai chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn; việc kiểm phiếu được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

        Bình đẳng là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử; thể hiện trên các điểm sau: mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử, tự ứng cử ở một đơn vị bầu cử; mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.

        Trực tiếp là nguyên tắc bảo đảm cho cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua phiếu bầu, trực tiếp bầu ra đại biểu của mình mà không qua một cấp đại diện cử tri nào; thể hiện qua các quy định: cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ phiếu vào thùng phiếu; trường hợp không thể tự viết phiếu bầu có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu, người viết hộ phải giữ bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri khuyết tật không tự bỏ phiếu bầu có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu; trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

        Bỏ phiếu kín là nguyên tắc nhằm đảm bảo khách quan trong việc lựa chọn của cử tri. Phiếu bầu của cử tri được bảo đảm bí mật, khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri; cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào thùng phiếu.

        Nguyên tắc bỏ phiếu:

        Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

         Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu.

        Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

        Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên tổ bầu cử.

        Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

        Khi cử tri bỏ phiếu xong, tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

        Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

          Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công sẽ là một thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Để góp phần vào thắng lợi đó, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phải ra sức chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trần Phú Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng/ Nguyễn Thị Hương Giang.- H. NXB Giáo dục, 2009.- 27tr, 24cm. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 41 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Trong không khí vui tươi của những ngày đầu năm mới 2024, sáng ngày 15/01/2024, thầy và trò trường Tiểu học Hưng Long đã tổ chức Sơ kết học kì I, năm học 2023 -2024, lồng ghép trong tiết Chà ... Cập nhật lúc : 21 giờ 17 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Hưng Long trong nhiều năm qua là ngôi trường có bề dày thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Năm học 2022-2023 đã khép lại trong niềm vui hân hoan củ ... Cập nhật lúc : 18 giờ 25 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường về việc Tổ chức thi giải Toán qua Internet năm học 2023-2024; ngày 10/01/2024, Trường Tiểu học Hưng Long tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “Vio ... Cập nhật lúc : 13 giờ 53 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Sự tích bánh chưng bánh dày/ Hoàng Khắc Huyên.- H. NXB Mỹ Thuật, 2015.- 16tr, 24cm ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 4 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 22/12 hàng năm là ngày Hội truyền thống của cả dân tộc, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với chủ điểm của tháng 12 là ... Cập nhật lúc : 6 giờ 56 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Nằm trong chuỗi các hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng 79 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sáng thứ tư, ngày 13/12/2023 Trường Tiểu học Hưng Long tổ chức Giải Cờ vua ... Cập nhật lúc : 6 giờ 24 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện công văn của Huyện đoàn Ninh Giang. Liên đội trường đã tuyên truyền, vận động đội viên, thiếu niên nhi đồng ủng hộ chương trình tình nguyện: “ Đông ấm vùng cao” năm 2023. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 35 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Cuốn sách: “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”. Lời của cuốn sách phỏng theo tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, tranh của tác giả Hồ Vĩnh Phú, do nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
THI TRẢI NGHIỆM (IOE) CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024 Với mong muốn mang đến cho các em một sân chơi bổ ích, phát triển, ... Nhà trường đã tổ chức " Thi trải nghiệm" IOE cấp trường năm học 20 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
NGHỊ ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẢI DƯƠNG
Hướng dẫn tuyển sinh lớp 1 năm học 2015-2016 và một số nhiệm vụ chuẩn bị cho năm học 2015-2016 của SGD HD
Kế hoạch bồi dưỡng hè 2015 và năm học 2015-2016 của sở GD&ĐT HD đối với cấp Tiểu học
HƯỚNG DẨN CÔNG TAC THI ĐUA NAM HOC 2014-2015
HO SO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
lập kế hoạch năm học 2015-2016
Biểu điểm chấm thi đua cấp Tiểu học năm học 2014-2015
THÔNG TƯ Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học
Số: 03-CT/TW CHỈ THỊ CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
12